Đã đến lúc bạn cần phải thay đổi, cho dù là đi theo sự nghiệp mới hoặc chỉ đơn giản là thử thách mới. Thủ tục để xin thôi việc khá đơn giản: gửi thông báo, tốt nhất là từ trước. Nhưng nếu bạn không muốn qua cầu rút ván và gây trở ngại cho cơ hội tương lai, bạn cần phải đặc biệt cẩn thận và chu đáo. Xin thôi việc là điều khá dễ dàng, nhưng xin thôi việc một cách lịch thiệp thì không. Bài viết này sẽ tập trung vào một vài biện pháp giúp quá trình từ chức của bạn trở nên suôn sẻ và không gây ác cảm càng nhiều càng tốt.
Phần 1 của 3:
Lựa chọn thời điểm thích hợp để xin thôi việc

Biết rõ bất kỳ một khoản trợ cấp nào mà bạn đủ điều kiện để nhận. Nếu bạn chuẩn bị xin thôi việc, bạn có thể nhận trợ cấp thôi việc, hoặc trợ cấp thất nghiệp. Chúng sẽ rất cần thiết nếu bạn chưa có công việc mới. Từ chức có thể khiến bạn không đủ điều kiện để nhận bất kỳ thứ gì. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn hết là bạn nên nhận những khoản trợ cấp này trong khi tìm kiếm vị trí tiếp theo.

Ngay cả khi hợp đồng của bạn không nêu rõ thời gian thông báo cụ thể, bạn nên báo trước từ 2 – 3 tuần để thể hiện thái độ lịch sự với sếp. Thông báo trễ hơn 2 tuần sẽ khiến sếp của bạn không tìm được người thay thế phù hợp; nếu sớm hơn 3 tuần thì sếp sẽ thắc mắc không biết vì sao bạn vẫn còn quanh quẩn trong công ty.

Cho sếp hoặc người giám sát có thời gian để tiếp nhận và xử lý thông tin. Nếu công ty đưa ra lời đề nghị để giữ bạn ở lại, sẽ khá khó xử nếu bạn đã thông báo kế hoạch cho đồng nghiệp của mình biết.
Xác định cách để chia sẻ thông tin về sự ra đi của bạn với toàn bộ nhân viên sau khi bạn đã trò chuyện với sếp. Sếp của bạn có thể sẽ gửi email cho toàn bộ công ty, hoặc yêu cầu bạn gửi thông báo riêng của mình. Tránh nhắc đến sự ra đi của bản thân với bất kỳ ai trước khi thảo luận chi tiết với sếp.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn làm việc theo nhóm. Một khi bạn đã gửi thông báo trước hai tuần, bạn cần phải thảo luận với nhóm của bạn xem liệu người nào sẽ đảm nhiệm công việc nào cho đến khi công ty đã tìm được người thay thế cho bạn.
Phần 2 của 3:
Viết thư xin thôi việc

Ví dụ về điều bạn không nên viết: “Ông An: Tôi từ chức. Tôi ghét làm việc ở đây. Ông là kẻ ngốc nghếch. Ông còn nợ tôi 10 triệu đồng cho ngày nghỉ và ngày nghỉ bệnh. –Bình” .

Một lá thư xin thôi việc tiêu chuẩn sẽ trông như sau: “Thưa Ông Nam: Được làm việc cho công ty Sao Mai là niềm vinh hạnh cho tôi. Tôi viết lá thư này để thông báo cho ông biết rằng tôi sẽ thôi việc để nhận một vị trí mới ở công ty khác từ ngày [trước ngày diễn ra cuộc trò chuyện và viết thư ÍT NHẤT 2 tuần]. Xin ông chấp nhận lời cảm ơn của tôi dành cho công ty, và chúc ông cùng toàn thể công ty những lời chúc tốt đẹp nhất. Kính thư, Ngọc Hải”


Viết một điều gì đó như “Tôi gửi đơn xin thôi việc dưới chức vụ [chức vụ của bạn] hiệu lực bắt đầu từ ngày [ngày bạn dự định là ngày làm việc cuối cùng].”



Nói một điều gì đó như “Tôi sẽ không bao giờ có thể theo đuổi ước mơ trở thành nhà văn có nhiều tác phẩm nếu không có cái nhìn sâu sắc có được từ ngành công nghiệp xuất bản, thông qua quá trình làm việc cho công ty tuyệt vời này”. Bạn có thể trực tiếp cảm ơn sếp và thêm vào tên của bất kỳ người nào mà bạn trân trọng.

Phần 3 của 3:
Gặp sếp

Nếu có quá nhiều thứ đang diễn ra, bạn sẽ chỉ làm tăng thêm sự rắc rối cho họ, vì vậy, nếu có thể, hãy chờ cho đến khi sếp của bạn có được một chút thời gian để tập trung vào điều bạn muốn nói.

“Tôi đã cân nhắc tùy chọn của mình ở công ty trong một khoảng thời gian, và tôi quyết định đã đến lúc phải tiến bước. Tôi rất biết ơn cơ hội mà tôi đã có ở nơi đây, nhưng tôi cần phải gửi thông báo hai tuần trước khi thôi việc”.
HOẶC… “Tôi cần phải cho ông/bà biết rằng công ty khác đã đề nghị một vị trí mới cho tôi. Tôi rất thích làm việc ở đây, nhưng tôi cần phải gửi cho ông/bà thư thông báo hai tuần trước khi thôi việc tính từ ngày hôm nay. Liệu ngày làm việc cuối cùng của tôi là [bất kỳ ngày nào sau hai tuần] thì có tiện cho ông/bà không?”.


Cuộc họp với sếp chủ yếu sẽ là cơ hội để đàm phán, vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị sẵn sàng, và biết rõ giới hạn của mình. Nếu ở lại công ty là một tùy chọn của bạn, điều gì sẽ khiến bạn cởi mở đón nhận nó? Tuy nhiên, bạn nên xem xét dấu hiệu cảnh báo trong phần tiếp theo, vì lời đề nghị giữ bạn ở lại cũng chứa đựng những bất lợi nghiêm trọng.
Nếu sếp đưa ra đề nghị giữ bạn lại, bạn nên nhớ yêu cầu họ viết ra nó dưới dạng văn bản và ký tên. Tốt nhất là chữ ký của sếp, người giám sát, và phòng Nhân sự.
Khi xem xét lời đề nghị, hãy thành thật đánh giá lý do vì sao bạn muốn từ chức – và bảo vệ bản thân. Mặc dù tăng lương nghe có vẻ khá tốt, có lẽ nó sẽ không giải quyết được vấn đề liên quan tới sự thăng chức (nếu sự thăng tiến trong công việc của bạn đang bị trì trệ) hoặc chuyển sang nhóm khác (nếu bạn có mâu thuẫn cá nhân với sếp).

Nói cách khác, bạn sẽ không thể giúp ích được gì cho chính mình bằng câu nói “Vâng, ông/bà là người giám sát tồi tệ và tôi (hoặc bất kỳ người nào) cũng sẽ trở nên tốt hơn nếu không có ông/bà”, (ngay cả khi đây là sự thật). Bạn có thể thành thật mà không tàn nhẫn: “Nó là một nhân tố, nhưng không phải là toàn bộ lý do. Tôi có cảm giác như thể phong cách làm việc và cách tiếp cận của chúng ta không phù hợp với nhau, và chúng ta không bao giờ có thể trở nên ăn ý như chúng ta hy vọng. Tuy nhiên, trải nghiệm tổng thể nhìn chung khá tích cực; và với cơ hội này, tôi cảm thấy rất phấn khích trước những thử thách mới”.

Cần biết là một vài người sếp không thích việc bạn trở thành “người quyết định”. Bạn nên nhớ bảo đảm rằng bạn thật sự có thể thôi việc ngay hôm đó vì đôi khi, người giám sát sẽ công kích cá nhân vì việc xin nghỉ của bạn, bảo với bạn rằng không cần phải gửi thông báo, và yêu cầu bạn nghỉ ngay lập tức. Bạn cần phải là người phán xét tốt nhất trong vấn đề này, vì vậy, hãy cố hết sức để đánh giá xem liệu sếp của bạn có phải là một trong những loại người này hay không – nhưng bạn cần phải cẩn thận, đôi khi, bạn không thể lường trước điều mọi người sẽ làm. Đọc lại hợp đồng lao động – bạn cần phải biết rõ mọi tùy chọn của công ty và của bạn đối với việc chấm dứt lao động. Nếu bạn không có hợp đồng chính thức, bạn nên làm quen với điều khoản mặc định theo luật lệ của thành phố/tỉnh nơi bạn sinh sống.

Bắt tay, cảm ơn người sẽ sớm trở thành giám sát cũ của bạn (tuyệt quá!) vì “mọi thứ” và ra đi.
Tiến đến bàn làm việc của bạn và ngồi đó trong ít nhất là 10 phút. Bây giờ bạn có thể báo tin cho mọi người, nhưng đừng nhắc đến những sai trái của sếp – hãy lịch sự và chỉ cần đơn giản xác nhận về sự ra đi của bạn.

Ví dụ, “Tôi không biết là bạn đã biết tin hay chưa, nhưng tôi đã xin thôi việc để nhận vị trí tại một công ty khác. Trước khi ra đi, tôi muốn cho bạn biết rằng tôi rất vui khi được làm việc với bạn”. Trong tương lai, những người này có thể sẽ từ chức để theo đuổi công việc khác và bạn muốn họ giữ gìn ký ức tích cực về bạn. Bạn sẽ không thể nào biết được được liệu sau này họ có phải là nhân tố tác động đến sự chuyển đổi nghề nghiệp tiếp theo của bạn hay không.
Kẻ đểu giả mà bạn bỏ lại sau lưng ngày hôm nay có thể trở thành sếp của bạn một lần nữa – hoặc thậm chí có thể tồi tệ hơn, là cấp dưới của bạn – trong tương lai. Và bạn cũng nên nhớ rằng đôi khi, họ không biết rằng họ không được quý mến. Nếu mọi người nhớ về bạn như một người tích cực và khoan dung trong quá khứ, tương lai của bạn sẽ rất sáng lạn vì vị sếp cũ của bạn, mà hiện tại sếp mới, sẽ ưu tiên bạn (con người thân thiện mà họ ghi nhớ trong quá khứ) hơn những người lạ mặt khác khi tuyển dụng vị trí mới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn có thể chuyển đến văn phòng thuộc chi nhánh khác, được trao nhiệm vụ tốt hơn, v.v.
Hãy nhớ rằng có rất ít người được quyền tự do tự tại như những người không có gì để mất – nhưng nó sẽ không giúp ích cho bạn trong tương lai nếu bạn không chịu giữ mồm miệng do đã xin thôi việc. Tử tế trong hai tuần sẽ không gây thiệt hại cho bạn, vì bạn sắp thôi việc, và bạn sẽ sớm bỏ lại toàn bộ trải nghiệm đó sau lưng.
Bạn nên nhớ chuẩn bị sẵn sàng về mặt thể chất để ra đi vào ngày hôm đó: trước khi xin thôi việc, bạn nên lưu lại trên đĩa mềm hoặc trong email riêng mọi yếu tố bạn cần và có quyền đem theo chẳng hạn như thông tin liên lạc với khách hàng, nhà cung cấp, hoặc những người có liên quan khác; công việc mẫu; danh sách dự án bạn đã thực hiện, v.v. [Bạn nên nhớ rằng, hầu hết mọi thông tin và dữ liệu bạn có quyền truy cập khi vẫn còn làm việc tại công ty thường sẽ thuộc tài sản và sự sở hữu của công ty. Bạn nên đảm bảo là nó nằm trong phạm vi hợp đồng và luật pháp trước khi thực hiện theo lời khuyên này].
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Xin-th%C3%B4i-vi%E1%BB%87c-m%E1%BB%99t-c%C3%A1ch-l%E1%BB%8Bch-thi%E1%BB%87p