Không dễ dàng để đối phó với ai đó đang nổi giận qua tin nhắn, đặc biệt là người mà bạn quan tâm. Cho dù họ đang khó chịu vì bạn hay chỉ muốn trút giận thì cũng sẽ rất khó để có thể giúp khi cả hai không gặp nhau. May mắn là có nhiều cách hiệu quả nhằm xoa dịu cơn giận của một người qua tin nhắn: từ việc lựa chọn ngôn từ cẩn trọng đến xin lỗi một cách chân thành. wikiHow hôm nay sẽ tổng hợp một số lời khuyên về vấn đề này.
Phương pháp 1
Tìm hiểu nguyên nhân.

Hãy diễn đạt những câu hỏi làm rõ vấn đề một cách thận trọng để đối phương biết rằng bạn thật lòng muốn hiểu họ hơn. Thử đặt những câu hỏi như: “Mình cũng buồn khi thấy bạn như vậy. Bạn có thể nói với mình chuyện gì đã xảy ra không?”
Nếu người này nổi giận với bạn không rõ nguyên nhân, hãy nhắn: “Chị có thể nói cho em biết là em đã làm hay nói điều gì khiến chị như vậy không? Em chỉ muốn biết rõ hơn để chúng ta có thể giải quyết chuyện này.”
Phương pháp 2
Công nhận góc nhìn của họ.

Giả sử một người thân nào đó đang tức giận và đang trút nỗi niềm với bạn về những gì đã xảy ra với họ. Bạn có thể trả lời như sau: “Con rất tiếc về chuyện này 🙁 Thảo nào mà mẹ lại buồn như vậy.”
Có thể người thân đó đang khó chịu vì bạn. Để xác minh quan điểm đó, bạn có thể nhắn rằng: “Cậu cảm thấy như vậy là hoàn toàn bình thường.”
Phương pháp 3
Xin lỗi nếu bạn làm sai.

Có thể người bạn thân đang giận vì bạn đã quên không rủ họ cùng đi chơi nhóm. Hãy nhắn rằng: “Tớ xin lỗi. Lẽ ra tớ nên rủ cậu cùng đi. Thật không còn gì để nói vì tớ quên khuấy mất. Lần tới tớ hứa sẽ nhắn cho cậu đầu tiên.”
Phương pháp 4
Hỏi về cảm xúc của đối phương.

Bạn có thể nhắn rằng: “Thật là một ngày tồi tệ! Bây giờ chị cảm thấy sao rồi?” hoặc “Mình xin lỗi vì đã để chuyện này xảy ra. Mình có thể làm gì để giúp bạn không?”
Phương pháp 5
Trước khi khuyên nhủ, kiểm tra xem người đó có cần nghe hay không.

Hãy gửi cho họ tin nhắn như sau: “Em đã từng trải qua chuyện tương tự trong quá khứ. Anh có muốn nghe vài lời khuyên về cách mà em đã xoay sở không? Nếu không, em cũng rất sẵn lòng để nghe anh tâm sự.”
Việc khuyên nhủ trước khi ai đó sẵn sàng lắng nghe có thể khiến đối phương cảm thấy bạn đang đánh giá thấp hoặc cố phớt lờ cảm xúc của họ bằng một giải pháp nhanh chóng.
Nếu họ chưa sẵn sàng hoặc không muốn nghe lời khuyên, hãy nói rằng bạn vẫn sẵn lòng chia sẻ bất cứ lúc nào trong tương lai.
Phương pháp 6
Đưa ra giải pháp.

Bạn có thể hỏi ý người đó nhằm đưa ra giải pháp bằng cách nhắn như sau: “Chúng ta có thể làm gì để giải quyết vấn đề này không? Mình rất muốn làm gì đó để tình hình khá hơn.”
Nếu đối phương đồng ý, bạn có thể gợi ý hướng giải quyết. Giả sử bạn cùng phòng đang bực vì bạn đã không giúp họ dọn dẹp, hãy nhắn rằng: “Tớ sẽ dọn dẹp phòng. Tối nay nếu cậu có ở phòng thì chúng ta cùng phân chia công việc nhé.”
Nếu bạn thân đang giận vì đã lâu rồi bạn không đi chơi cùng cô ấy, hãy nói: “Vì tớ đang tập trung làm dự án mới nên hơi bận, chứ tớ cũng thích đi chơi và dành thời gian tán gẫu cùng cậu lắm. Trong tuần thì tớ rảnh ngày thứ Bảy nhất, cậu có muốn đi uống cà phê với tớ không?”
Cũng có thể người đó chưa sẵn sàng để nghe giải pháp. Hãy nói rằng khi họ nguôi giận, bạn rất sẵn lòng để giải quyết chuyện này.
Phương pháp 7
Đọc lại câu trả lời trước khi nhấn “gửi”.

Bạn có thể soạn các câu trả lời trong ứng dụng ghi chú trên điện thoại nếu như không muốn đối phương biết rằng bạn đang nhập.
Phương pháp 8
Để ý đến tông giọng của bạn qua tin nhắn.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực, đồng cảm và động viên như “Tôi hiểu”, “Tôi hiểu hoàn cảnh của bạn” và “Điều đó hoàn toàn có cơ sở”.
Tránh kết thúc câu một cách đột ngột bằng dấu chấm. Mặc dù trong hầu hết ngữ cảnh, dấu chấm câu là hoàn toàn bình thường và đúng ngữ pháp, nhưng đừng nhắn kiểu như “Được rồi.” hoặc “Vậy thôi.” Điều này có thể khiến người nhận nghĩ rằng bạn đang buồn bực hoặc khó chịu.
Sử dụng các biểu tượng cảm xúc để truyền đạt tông giọng tích cực và điềm tĩnh. Nếu muốn an ủi ai đó, bạn có thể gửi thông điệp động viên cùng biểu tượng mặt cười. Hoặc nếu bạn buồn vì đã làm bạn mình giận, hãy thêm biểu tượng mặt buồn để phản ánh sự hối lỗi chân thành.
Phương pháp 9
Giữ bình tĩnh.

Dù là bạn đang nhắn tin với bạn thân, nửa kia hoặc anh/chị/em trong nhà, hãy tin tưởng người đó dù có bất cứ chuyện gì xảy ra và luôn nhớ rằng bạn quan tâm đến họ nhiều như thế nào. “Giận quá mất khôn”, sau khi bình tĩnh lại, có thể họ sẽ bắt đầu thấy hối hận về những điều mình đã nói.
Phương pháp 10
Đặt ra những giới hạn nếu cơn giận của họ leo thang.

Bạn có thể nhắn rằng: “Mình thực sự muốn giúp, nhưng mình chỉ có thể làm điều đó khi bạn tôn trọng mình.”
Nếu bạn cần nghỉ ngơi hay không thể tiếp tục nhắn thì có thể trả lời như sau: “Tôi thực sự xin lỗi vì bạn phải trải qua một ngày tồi tệ. Bây giờ tôi phải ngừng nhắn tin để làm việc, nhưng chắc chắn chúng ta có thể tiếp tục nói về chuyện này vào ngày mai.”
Phương pháp 11
Sắp xếp gặp người đó nếu có thể.

Bạn có thể nhắn như sau: “Mình thực sự rất muốn giúp, nhưng mình nghĩ có lẽ sẽ tốt hơn nếu chúng ta gặp trực tiếp.”
Nếu cả hai không thể gặp, hãy nhắn: “Chúng ta có thể nói chuyện qua điện thoại không? Tôi thực sự muốn giải quyết cho xong vấn đề này nhưng nhắn tin không thể bày tỏ hết được.”
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/Xoa-d%E1%BB%8Bu-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-%C4%91ang-t%E1%BB%A9c-gi%E1%BA%ADn-qua-tin-nh%E1%BA%AFn