Theo dữ liệu của Pet Poison Helpline (đường dây nóng chống ngộ độc động vật ở Mỹ), gần 10% cuộc gọi là hỏi về việc xử lý khi mèo bị ngộ độc. Bản tính tò mò và thích chải chuốt sạch sẽ của mèo đôi khi đẩy chúng vào tình thế nguy hiểm. Một số trường hợp ngộ độc phổ biến nhất ở mèo là ngộ độc thuốc diệt côn trùng, thuốc dành cho người, cây độc và thức ăn dành cho người có chứa các hoá chất mà mèo không chuyển hoá được. Để chữa trị cho mèo bị ngộ độc, hãy bắt đầu với bước 1 dưới đây.
Phần 1
Giúp đỡ mèo

Khó thở
Lưỡi và nướu có màu xanh
Thở hổn hển
Nôn và/hoặc tiêu chảy
Dạ dày bị kích thích
Ho và bắt xì
Ủ rũ
Tiết nước bọt
Co giật, run rẩy hoặc cơ bắp co giật không tự chủ
Suy nhược và có thể bất tỉnh
Đồng tử giãn
Đi tiểu liên tục
Nước tiểu sẫm màu
Lạnh run

Mặc áo dài tay và đeo găng tay để tránh tiếp xúc với chất độc. Mèo bệnh và bị thương dễ cắn và cào hơn bình thường do chúng bứt rứt và sợ hãi.
Khi mèo cảm thấy không khoẻ hoặc căng thẳng, bản năng đầu tiên của nó là ấn nấp. Nếu mèo của bạn bị ngộ độc mà bạn cần theo dõi triệu chứng thì đừng để nó trốn ở đâu đó ngoài tầm mắt. Hãy nhấc mèo lên bằng thái độ dịu dàng nhưng dứt khoát và đem nó vào một phòng an toàn. Bếp hoặc phòng tắm là nơi thích hợp vì bạn sẽ cần dùng nước.
Nếu thấy chất độc có ở đó, bạn hãy cẩn thận đem ra khỏi tầm với của người hoặc thú cưng.

Nếu ở Mỹ, bạn cũng có thể gọi cho đường dây nóng chống ngộ độc động vật Pet Poison Helpline (800-213-6680) hoặc trung tâm kiểm soát ngộ độc động vật ASPCA Poison Control Center (1-888-426-4435).
Đường dây nóng chống ngộ độc động vật không được chính phủ tài trợ như đường dây nóng chống ngộ độc cho người, do đó bạn thường phải trả phí dịch vụ.
Phần 2
Sơ cứu ban đầu

Các liên lạc đầu tiên của bạn sẽ là bác sĩ thú y, đường dây nóng chống ngộ độc động vật và nhà sản xuất sản phẩm.
Nếu bạn có thể lên internet, hãy tìm kiếm thành phần hoạt chất của sản phẩm đó. Thử dùng các cụm từ khoá tìm kiếm như: [tên sản phẩm] có độc với mèo không?
Một số sản phẩm có thể nuốt vào mà không gây hại gì, và nếu bạn xác định được thì không cần phải làm gì thêm. Nếu đó là một chất độc, bước kế tiếp của bạn sẽ là quyết định liệu có nên cho mèo nôn hay không.

Bác sĩ thú y hoặc nhân viên đường dây hỗ trợ có kiến thức và kỹ năng để biết phải làm gì và dùng thứ gì để xử lý khi mèo bị ngộ độc.

Chất độc được mèo nuốt vào trong vòng 2 tiếng trở lại. Nếu đã lâu hơn 2 tiếng thì chất độc đã được hấp thụ, và việc gây nôn sẽ chỉ vô ích.
Mèo còn tỉnh táo và có thể nuốt được. Tuyệt đối không cho bất cứ thứ gì vào miệng mèo đang bất tỉnh, lơ mơ hoặc co giật/thay đổi trạng thái tâm thần.
Chất độc KHÔNG phải là axit, kiềm mạnh hoặc các sản phẩm từ dầu mỏ.
Bạn biết chắc chắn loại chất độc mà mèo đã nuốt phải.

Các loại axit và kiềm mạnh có trong các sản phẩm gia dụng như chất tẩy gỉ sét, dung dịch khắc thuỷ tinh và các chất tẩy rửa như thuốc tẩy. Các sản phẩm từ dầu mỏ bao gồm nhiên liệu bật lửa, xăng, và dầu hoả.
Như trên đã nhắc đến, bạn không nên cho mèo nôn trong trường hợp này. Thay vào đó, hãy cố gắng cho mèo uống sữa nguyên kem hoặc ăn trứng sống. Nếu mèo không tự uống, bạn hãy dùng ống bơm tiêm trẻ em để bơm 100 ml sữa vào miệng mèo. Sữa sẽ pha loãng và trung hoà axit hoặc kiềm. Trứng sống cũng có tác dụng tương tự.

Liều lượng ô xy già 3% là 5 ml (1 thìa cà phê) cho mỗi 5 lb (2,3 kg) trọng lượng cơ thể mèo qua đường miệng. Một con mèo trung bình nặng khoảng 10 lb, do đó bạn sẽ cần 10 ml (2 thìa cà phê). Lặp lại sau 10 phút, tối đa 3 liều.
Giữ chặt mèo và nhẹ nhàng đưa bơm tiêm vào miệng mèo, đằng sau hai răng nanh trên. Ấn pít tông và bơm từng ít một (khoảng 1 ml ) lên lưỡi mèo. Từ từ cho mèo nuốt xuống, không bơm cả ống vào đầy miệng mèo cùng một lúc, vì mèo có thể hít phải ô xy già vào phổi.

Hoà tan bột than hoạt tính với lượng nước ít nhất có thể để tạo thành bột nhão và bơm vào miệng mèo. Lặp lại như vậy cách 2-3 tiếng một lần, tối đa 4 liều.
Phần 3
Chăm sóc mèo

Giải pháp cuối cùng là dùng kéo cắt phần lông dính nhiều hoá chất khó làm sạch. Cẩn tắc vô ưu!

Một con mèo trung bình cần uống 250 ml nước mỗi ngày, do đó bạn đừng ngại bơm cho mèo chừng ấy nước!


Liều lượng than hoạt tính dùng trong trường hợp ngộ độc cấp tính là 2-8 g/kg trọng lượng, cách 6-8 tiếng một lần, dùng trong 3-5 ngày. Than hoạt tính có thể trộn với nước và cho mèo uống bằng bơm tiêm hoặc ống thông dạ dày.
Kaoling/pectin: 1 – 2 g/kg trọng lượng mèo, cách 6 tiếng một lần trong 7 ngày.
Trong bất cứ trường hợp nào, việc tìm sự trợ giúp y tế từ bác sĩ thú y hoặc đường dây nóng chống ngộ độc động vật là điều tốt nhất nên làm.
Bạn có thể pha loãng sữa với nước với tỷ lệ 50/50 hoặc không pha loãng để làm giảm tác động của một số chất độc được đề cập ở trên. Liều lượng 10- 15 ml/kg trọng lượng hoặc một lượng mà mèo có thể nuốt được là phù hợp.
Ô xy già 3%: 2- 4 ml/kg trọng lượng cơ thể ngay sau khi nuốt phải một số chất độc nhất định.
Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-khi-m%C3%A8o-b%E1%BB%8B-ng%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%99c