Gãy ngón tay là tai nạn khi một trong những đoạn xương ngón tay bị vỡ. Ngón cái có hai đoạn xương, những ngón còn lại thì có ba đoạn. Gãy ngón tay là một chấn thương phổ biến có thể xảy ra do té ngã khi chơi thể thao, bị kẹt tay vào cửa xe ô tô hay những tai nạn khác. Để điều trị ngón tay bị gãy đúng cách, đầu tiên bạn phải xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sau đó sơ cứu vết thương tại chỗ trước khi đi đến bệnh viện gần nhất.
Phần 1 của 4:
Xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương

Bạn cũng sẽ cảm thấy đau dữ dội nếu chạm vào ngón tay. Đó chính là dấu hiệu gãy ngón tay. Một vài người vẫn có thể cử động ngón tay cho dù nó đã bị gãy mà chỉ cảm thấy tê hoặc đau nhẹ. Tuy nhiên, điều này có thể lại là nguy cơ của vỡ hoặc gãy xương ngón tay và bạn cần phải được điều trị y tế ngay lập tức.
Kiểm tra xem ngón tay có bị mất cảm giác hoặc mất khả năng bơm máu cho mao mạch không. Bơm máu cho mao mạch là sự đẩy máu trở lại các ngón tay dưới tác động của áp lực.

Hoặc, nếu máu chảy ra quá nhiều từ miệng vết thương hở thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay.

Có ba đoạn xương trong mỗi ngón tay và chúng được sắp xếp theo cùng một thứ tự. Đoạn xương thứ nhất được gọi là xương đốt ngón gốc, đoạn thứ hai là xương đốt ngón giữa, và đoạn xương phía ngoài gọi là xương đốt ngón xa. Vì ngón cái là ngón tay ngắn nhất, do đó nó không có xương đốt ngón giữa. Thông thường chúng ta hay bị gãy ngón tay ở các đốt ngón tay hoặc là những khớp nối.
Gãy xương đốt ngón xa thường dễ điều trị hơn là gãy khớp hoặc đốt ngón tay.

Nếu bị bong gân, bạn nên tránh cử động ngón tay đó. Tay bạn sẽ ổn hơn sau 1 đến 2 ngày. Còn nếu không có gì tiến triển thì bạn phải điều trị diễn biến bằng biện pháp y tế để chắc rằng ngón tay của mình chỉ bị bong gân hoặc có thể bị nặng hơn thế nữa. Chụp X quang là cách để biết chính xác điều đó.
Phần 2 của 4:
Sơ cứu trên đường đến gặp bác sĩ

Giữ ngón tay cao hơn tim để giúp giảm sưng tấy và mất máu.

Dùng một vật mỏng và dài gần bằng ngón tay bị gãy như một cây bút hoặc que kem.
Đặt thanh nẹp ngay ngón phần tay bị gãy hoặc nhờ bạn bè hay người thân giữ nó đúng vị trí.
Dùng gạc cố định cây bút /chiếc que với ngón tay. Buộc nó lại từ từ. Đừng siết quá chặt nếu không sẽ dẫn đến sưng tấy và cản trở quá trình lưu thông máu trong ngón tay bị thương.

Phần 3 của 4:
Tiếp nhận điều trị y tế

Gãy đơn giản là gãy hoặc nứt bên trong xương mà không làm rách da.
Gãy phức tạp là xương bị lồi ra khỏi da.

Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ buộc ngón tay gãy vào với ngón tay khác bên cạnh nó, có tác dụng như là một thanh nẹp. Thanh nẹp sẽ giữ ngón tay ở đúng vị trí để chữa lành.
Bác sĩ cũng có thể di chuyển xương về lại vị trí ban đầu, gọi là phương pháp nắn xương. Bạn sẽ được gây tê cục bộ khu vực bị thương để bác sĩ chỉnh sửa lại vị trí xương.

Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau dựa trên mức độ nghiêm trọng của vết thương.
Nếu bạn có vết thương hở trên ngón tay, bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván. Những loại thuốc này bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị vi khuẩn tấn công từ vết thương.

Bác sĩ có thể đề nghị một ca phẫu thuật mở. Bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt một đường nhỏ trên ngón tay của bạn để thấy xương bị gãy và sắp xếp lại. Trong một vài trường hợp, họ sẽ dùng một sợi dây nhỏ hoặc nẹp và ốc vít để cố định cho xương dần phục hồi.
Những vật này sẽ được tháo bỏ sau khi ngón tay hồi phục hoàn toàn.

Những chuyên gia này sẽ xem xét vết thương và quyết định xem bạn có cần phải thực hiện một ca phẫu thuật hay không.
Phần 4 của 4:
Chăm sóc vết thương


Buổi hẹn tái khám với bác sĩ hoặc với chuyên gia về tay nên là một tuần sau khi bắt đầu điều trị. Trong buổi tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra xem các mảnh xương có còn ở đúng vị trí và đang trong quá trình phục hồi hay không.
Với hầu hết các vết gãy xương, ngón tay sẽ mất tới 6 tuần nghỉ ngơi trước khi trở lại với hoạt động thể thao bình thường hay công việc.


Bài viết gốc: https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-ng%C3%B3n-tay-b%E1%BB%8B-g%C3%A3y