Tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là biến chứng nghiêm trọng trên những bệnh nhân đái tháo đường type 2. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nồng độ thẩm thấu máu tăng cao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm, thậm chí tử vong cho người bệnh.

1. Tổng quan về tăng áp lực thẩm thấu máu

Tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết còn được gọi là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu. Đây là tình trạng xảy ra khi nồng độ đường trong máu của người bệnh tăng quá cao trong một thời gian dài, dẫn đến mất nước nghiêm trọng và rối loạn tri giác.

Tỉ lệ tử vong của biến chứng tăng áp lực thẩm thấu máu có thể lên đến 20%.

2. Yếu tố thúc đẩy

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường type 2 dễ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu máu khi gặp các yếu tố thúc đẩy như:

  • Từ 60 – 70 tuổi trở lên;
  • Nhiễm trùng cấp tính hoặc các bệnh lý nặng khác như đau tim, đột quỵ;
  • Đang sử dụng các thuốc làm giảm dung nạp glucose (glucocorticoids) hoặc thuốc lợi tiểu;
  • Không dùng thuốc đái tháo đường theo chỉ định bác sĩ.

3. Triệu chứng tăng áp lực thẩm thấu máu

Khi nồng độ đường huyết tăng cao, lượng đường dư thừa được thải qua nước tiểu, khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường sẽ bị mất nước nghiêm trọng.

Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu máu ở bệnh nhân đái tháo đường thường xuất hiện từ từ và tiến triển trong vài ngày đến vài tuần, bao gồm:

  • Tăng đường huyết (trên 600 mg/dL);
  • Nồng độ thẩm thấu máu > 320 mOsm/L;
  • Lú lẫn, ảo giác, ngủ gà hoặc mất tri giác;
  • Khô miệng, khát nước nhiều;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Sốt cao trên 38 độ C;
  • Mắt nhìn mờ hoặc mất thị lực;
  • Tê hoặc yếu liệt nửa người.

Khi gặp các triệu chứng trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có thể phát hiện và xử trí kịp thời.

tăng áp lực thẩm thấu máu
Các triệu chứng của tăng áp lực thẩm thấu máu ở bệnh nhân đái tháo đường thường xuất hiện từ từ

4. Chẩn đoán và điều trị tăng áp lực thẩm thấu máu

Nếu nghi ngờ bị tăng áp lực thẩm thấu máu, bệnh nhân sẽ được làm các cận lâm sàng bao gồm glucose máu, đo nồng độ thẩm thấu máu, điện giải đồ, ceton máu, ceton niệu và các xét nghiệm tầm soát những biến chứng khác.

Để điều trị tăng áp lực thẩm thấu máu do tăng đường huyết, bác sĩ sẽ tiến hành truyền các loại thuốc tùy theo tình trạng của người bệnh:

  • Truyền dịch, chống mất nước;
  • Bù chất điện giải (Kali) để cân bằng điện giải trong cơ thể;
  • Truyền insulin để kiểm soát đường huyết;
  • Xử trí yếu tố thúc đẩy đi kèm nếu có.

5. Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu máu

Tăng áp lực thẩm thấu máu trên bệnh nhân đái tháo đường rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến:

  • Co giật;
  • Hôn mê;
  • Phù não;
  • Suy nội tạng;
  • Tử vong.

6. Phòng ngừa tăng áp lực thẩm thấu máu

Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa tăng áp lực thẩm thấu máu trên bệnh nhân đái tháo đường là tuân theo một lối sống lành mạnh và kiểm soát tình trạng đường huyết ổn định.

Các biện pháp này bao gồm:

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên;
  • Dùng thuốc đái tháo đường theo chỉ định của bác sĩ;
  • Tập luyện thể dục phù hợp với độ tuổi và sức khoẻ, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Không uống rượu khi bụng đói;
  • Biết các dấu hiệu của tăng áp lực thẩm thấu máu và đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng.

Tóm lại, tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết là biến chứng nghiêm trọng, cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Mỗi người bệnh đái tháo đường cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn nói chung và tăng áp lực thẩm thấu máu nói riêng. Ngoài ra, nếu muốn biết lượng đường trong máu là bao nhiêu, tình trạng tiểu đường đang ở mức độ nào thì người bệnh có thể đăng ký gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Không chỉ tầm soát sức khỏe, gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu còn nhằm giúp phát hiện sớm tình trạng tiền đái tháo đường, phân loại chính xác type tiểu đường, xây dựng chế độ dinh dưỡng, theo dõi giảm thiểu các nguy cơ, biến chứng do tiểu đường gây ra.

Sử dụng gói sàng lọc đái tháo đường, rối loạn mỡ máu tại Vinmec, khách hàng sẽ được:

  • Khám CK nội tiết (có hẹn)
  • Tổng phân tích nước tiểu (bằng máy tự động)
  • Định lượng Glucose
  • Định lượng HbA1c
  • Định lượng Axit Uric
  • Định lượng Cholesterol
  • Định lượng HDL-C(High density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng LDL-C(Low density lipoprotein Cholesterol)
  • Định lượng Triglycerid
  • Định lượng Ure
  • Định lượng Creatinin
  • Đo độ hoạt AST (GOT)
  • Đo độ hoạt ALT (GPT)
  • Đo độ hoạt GGT (Gama glutamyl Transferase)
  • Định lượng MAU (Micro Albumin Arine)
  • Siêu âm tim, màng tim qua thành ngực
  • Điện tim thường
  • Siêu âm doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ (động mạch cảnh)
  • Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới (động mạch chi dưới hai bên).

Nguồn: my.clevelandclinic.org, msdmanuals.com

Bài viết gốc: https://vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tang-ap-luc-tham-thau-do-tang-duong-huyet/